Thành phần tham dự gồm:

  • Ông Nguyễn Thái Nguyên, Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Kiên Giang
  • Ông Lê Công Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Cà Mau
  • Ông Trần Văn Trình, Đại diện Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Kiên Giang
  • Ông Trần Thanh Đoàn, Chủ tịch xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
  • Ông Nguyễn Thanh Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
  • Bà Nguyễn Hồng Lợi, Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi thơ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
  • Cùng đại diện các cơ quan tại địa phương hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau
  • Các đại biểu đến từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các nhà khoa học có quan tâm đến đề tài.

Mục tiêu: Giới thiệu đề tài và kết quả nghiên cứu xử lý nước cấp phân tán; đồng thời giới thiệu mô hình thí điểm quy mô nhỏ cung cấp nước cho vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm giúp đỡ người dân địa phương được tiếp cận và sử dụng nước sạch (là kết quả phối hợp thực hiện giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Kỹ thuật và Quản lý Môi trường - Đại học Witten/Herdecke gGmbH và Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau). Thực hiện theo khuôn khổ đề cấp độc lập cấp Nhà nước  mã số ĐTĐL.CN-50/18.

Nội dung chính của Hội thảo:

  • Trình bày báo cáo và thảo luận về:
  1. Các công nghệ xử lý nước nhiễm chất hữu cơ áp dụng cho mô hình xử lý nước phân tán tại đồng bằng sông Cửu Long (VNU-HUS),
  2. Các công nghệ xử lý nước nhiễm chất hữu cơ, lơ lửng cao áp dụng cho mô hình xử lý nước phân tán tại đồng bằng sông Cửu Long (VNU-HUS),
  3. Các công nghệ xử lý nước nhiễm phèn áp dụng cho mô hình xử lý nước phân tán tại đồng bằng sông Cửu Long (VNU-HUS),
  4. Các công nghệ xử lý nước nhiễm mặn áp dụng cho mô hình xử lý nước phân tán tại đồng bằng sông Cửu Long (VNU-HUS),
  5. Giới thiệu về mô hình thí điểm của Viện IEEM (IEEM gGmbH và Công ty Martin System, CHLB Đức),
  6. Giới thiệu về mô hình thí điểm của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (VNU-HUS).
  • Tham quan thực tế mô hình cấp nước thí điểm tại Trường mầm non Tuổi Thơ, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

  • Hội thảo khoa học về “Xử lý nước cấp phân tán và Giới thiệu mô hình thí điểm quy mô nhỏ cung cấp nước cho vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long”

  • Hình ảnh thực tế mô hình cấp nước thí điểm tại Trường mầm non Tuổi Thơ, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau:

 

-   ViWat-Operation là dự án nghiên cứu hợp tác Đức – Việt Nam đồng tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) với mục đích phát triển và thực thi mô hình công nghệ có tính khả thi về mặt kinh tế có thể nhân rộng cho việc cấp nước quy mô nhỏ cũng như việc xử lý và tái xử sử dụng nước thải từ quá trình nuôi trồng thủy sản, với việc vận hành đạt hiệu quả kinh tế và bền vững sinh thái.

-   Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm cấp nước ăn uống công nghệ tiên tiến với chi phí thấp tại vùng khan hiếm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long”, mã số ĐTĐL.CN-50/18 thuộc hợp phần 3 của Dự án ViWat – Operation: “ViWaT – Vận hành” nhằm mục đích phát triển các công nghệ tích hợp xử lý nước tại các vùng khan hiếm nước góp phần phát triển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ giữa Viện Kỹ thuật và Quản lý Môi trường (IEEM gGmbH), Trường Đại học Tổng hợp Witten/Herdecke với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (VNU-HUS) và các tổ chức phối hợp khác. Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2021).