Tiên phong kết nối giữa nghiên cứu với
ứng dụng thực tiễn và chuyển giao công nghệ
nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và BĐKH;
quản lý tài nguyên, môi trường bền vững
theo hướng phát triển xanh
Đến năm 2025 trở thành đơn vị
hàng đầu Việt Nam và có uy tín trong khu vực
Đông Nam Á về giảm thiểu rủi ro thiên tai
và quản lý tài nguyên môi trường bền vững
theo hướng phát triển xanh
Chất lượng xuất sắc
Chuyên nghiệp, uy tín
Phục vụ cộng đồng
Dự án "Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới" có tổng mức đầu tư 38,8 triệu USD, vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 30 triệu USD, gồm 11 gói thầu, trong đó gói thầu tư vấn được thực hiện bởi Liên danhWitteveen+Bos Raadgevende ingenieurs B.V. và Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường.
Dự án Quản lý thiên tai “VN-HAZ/WB5” vay vốn ODA của Ngân hàng Thế giới được Chính phủ giao Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản dự án. Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy Lợi là chủ dự án. Dự án triển khai tại 10 tỉnh miền Trung Việt Nam (Gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Ninh Thuận).
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm mô hình cộng đồng làng xã cacbon thấp, chống chịu cao nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” do GS.TS Nguyễn Văn Nội, Trung tâm Động lực học Thủy khí môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.
Lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án “Trao đổi dữ liệu khí tượng giữa Tổng công ty và Đài khí tượng cao không thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn”
Nhằm thực hiện nội dung chuẩn bị sẵn sàng khi có thảm họa kép tại những địa điểm có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần tại Việt Nam, trong 2 ngày 23 và 24 tháng 8 năm 2022, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (CEFD) đã phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức diễn tập ứng phó với sóng thần/đa thiên tai cho trường học và cộng đồng dân cư tại trường học và cộng đồng dân cư Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong khuôn khổ dự án “Hợp tác tăng cường chuẩn bị cho trường học đối với sóng thần khu vực Châu Á Thái Bình Dương” cho gần 460 em học sinh, giáo viên của trường THCS Lê Lợi, xã Tam Thăng và cho hơn 250 hộ dân ven biển ở xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Từ năm học 2022 - 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai thí điểm chương trình học bổng đối với 18 chương trình đào tạo.
Thuộc khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng 20 năm ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường 05/8/2002 – 05/8/2022, Triển lãm thành tựu ngành Tài nguyên và Môi trường diễn ra trong 02 ngày 04-05/8/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan trong đó có Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên (HUSCO).
Ngày 29/7/2022, tại Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên (ĐHKHTN) – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Hội thảo tham vấn Hướng dẫn “Nhà an toàn phòng, chống thiên tai”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án phát triển hướng dẫn về nhà an toàn phòng chống thiên tai do Văn phòng đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai) chủ trì, Trung tâm Động lực học Thủy khí môi trường - Trường ĐHKHTN phối hợp thực hiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của Đề án là góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Năm học 2022 -2023, ĐHQGHN sẽ bắt đầu triển khai thí điểm các suất học bổng cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn với gói học bổng gồm: miễn học phí, miễn phí chỗ ở nội trú, ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học và chương trình ươm tạo nhà khoa học, ưu tiên khi xét các học bổng khác và hỗ trợ sinh hoạt phí 20 triệu đồng/năm học.
Nhựa và rác thải nhựa hiện nay đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, không chỉ riêng ở Việt Nam; đặc biệt là rác thải nhựa đại dương. Nhựa, Vi nhựa, những độc chất từ nhựa thải ra có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến con người như thế nào?
Ngày 15/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 7 quan điểm nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của khu vực châu Á.
Ngày 18/05/2022, Bộ Công Thương đã ban hành công văn số 2682/BCT-TKNL về việc khảo sát đánh giá thực thi và xây dựng định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.