Ngày 21/6 tại Hà Nội, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (CEFD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng dự báo bằng phương pháp đồng hóa số liệu”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và mô phỏng/dự báo các điều kiện khí tượng hải văn – môi trường biển và đới ven bờ độ phân giải cao phục vụ khai thác bền vững tài nguyên biển và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

BIN_7576

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Phòng Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các nhà khoa học đến từ Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN; CEFD; Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Yên,…Và các nhà khoa học đến từ các cơ quan, đơn vị nghiên cứu hàng đầu về Thủy văn, Môi trường, các đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan.

BIN_7526

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Minh Huấn cho rằng: để có thể khai thác bền vững tài nguyên môi trường biển, hạn chế tối đa tác động của thiên tai, chúng ta cần phải có thông tin về khí tượng thủy văn, môi trường biển chính xác, kịp thời. Do vậy, việc dự báo bằng bằng phương pháp đồng hóa số liệu đã được áp dụng nhiều trên thế giới và hiện nay, phương pháp này đã và đang được áp dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực khí tượng hải văn – môi trường biển.
Theo đó, Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng và thí điểm triển khai một số chính sách mới, góp phần hoàn thiện khung chính sách quốc gia khuyến khích phát triển KH&CN; nâng cao năng lực của các tổ chức KH&CN theo hướng chủ động gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, thúc đẩy sự hình thành, phát triển của các doanh nghiệp KH&CN. Mục tiêu chung của Dự án nhằm định hướng tăng cường năng lực về quan trắc hiện trường và xây dựng hệ thống mô hình tích hợp mô phỏng/dự báo quy mô khu vực với độ phân giải cao các trường thủy động lực, cấu trúc nhiệt muối ở biển và khu vực biển ven bờ nhằm nâng cao tính tự chủ về KH&CN và tài chính của CEFD, hình thành Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ hàng đầu trong việc nghiên cứu phát triển, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và trong khu vực về khảo sát, mô phỏng và dự báo khí tượng thủy văn môi trường biển và khu vực biển ven bờ.

BIN_7522

Trong khuôn Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ thông tin, kiến thức, số liệu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn môi trường biển dưới những góc nhìn đa chiều, từ thực tiễn qua một số tham luận tại Hội thảo như: Thử nghiệm đồng hóa dữ liệu trong mô hình WRF bằng phương pháp 4DVAR để dự báo mưa lớn trên khu vực Nam Bộ; So sánh 2 sơ đồ đồng hóa OI và 3Dvar cho trường sóng khu vực tỉnh Phú Yên; Thử nghiệm đồng bộ mưa vệ tinh GSMaP và GPM bằng phương pháp 3DvaR áp dụng cho Lưu vực sông Hồng; Nghiên cứu đồng hóa trường nhiệt mặt biển từ số liệu vệ tinh bằng mô hình ROMS.

Tác giả: Ngũ Trịnh – Báo Truyền thông Khoa học