Các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được khen thưởng trong đợt này gồm:

1.PGS.TS. Ngô Quốc Anh, Khoa Toán - Cơ - Tin học

2.TS.Đặng Kinh Bắc, Khoa Địa lý

3.TS. Phạm Thanh Đồng, Khoa Hóa học và PTNTĐ Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh

4.TS. Phạm Tiến Đức, Khoa Hóa học

5.PGS.TS. Mai Hồng Hạnh, Khoa Vật lý

6.TS. Đặng Quang Khang, Khoa Địa chất

7.TS.Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học và PTNTĐ Công nghệ Enzym và Protein

8.PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh, Khoa Môi trường

9.PGS.TS. Từ Bình Minh, Khoa Hóa học.

10.PGS.TS. Trần Mạnh Trí, Khoa Hóa học

11.PGS.TS. Trần Đình Trinh, Khoa Hóa học và PTNTĐ Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có 11 nhà khoa học được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ảnh chụp ở cơ sở 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo là điểm nổi bật của Trường, qua đó góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ cán bộ.

Với kế hoạch xây dựng Trường trở thành đại học nghiên cứu tiên tiến, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng và hiệu quả của nghiên cứu khoa học bằng cách xác định hướng nghiên cứu ưu tiên; tập trung đầu tư cho các nghiên cứu xuất sắc, đỉnh cao nhằm tăng số công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín; các phát minh, sáng chế và các hợp đồng triển khai ứng dụng.

Thành tích tiêu biểu của các nhà khoa học vừa được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khen thưởng:

TT Họ và tên Đơn vị Thành tích
1. PGS.TS. Ngô Quốc Anh Khoa Toán - Cơ - Tin học Công bố 06 bài báo quốc tế trong năm 2020, tất cả đều thuộc Q1, ISI uy tín, trong đó có 05 bài báo thuộc TOP 5% theo lĩnh vực chuyên sâu. Hầu hết  đều là các bài báo dài, trung bình 45 trang/bài, đề cập đến giải tích hình học và phương trình đạo hàm riêng bậc cao.
2. TS.Đặng Kinh Bắc Khoa Địa lý

Công bố 08 bài báo ISI trong năm 2020, trong đó có 04 bài là tác giả chính.

Một số bài báo tiêu biểu:

1.    Dang, K.B., Windhorst, W., Burkhard, B., Müller, F., 2018. A Bayesian Belief Network – Based approach to link ecosystem functions with rice provisioning ecosystem services. Ecol. Indic. Volume 100, May 2019, Pages 30-44.
2.    Dang, K.B., Burkhard, B, Windhorst, W., Müller, F., 2019. Application of a hybrid neural-fuzzy inference system for mapping crop suitability areas and predicting rice yields. Environ. Model. Softw. 114, 166–180.
3.    Dang, K. B., Dang, V. B., Bui, Q. T., Nguyen, V. V., Pham, T. P. N., Ngo, V. L., 2020. A Convolutional Neural Network for Coastal Classification Based on ALOS and NOAA Satellite Data. IEEE Access 8, 11824–11839.

4.Giang T.L., Dang K.B., Le Q.T., Nguyen V.G., Tong S.S., Pham V.M. (2020). U-Net Convolutional Networks for Mining Land Cover Classification Based on High-Resolution UAV Imagery, IEEE Access, V. 8, 186257- 186273

3.

TS. Phạm Thanh Đồng

Khoa Hóa học và PTNTĐ Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh

Công bố 11 bài ISI, trong đó 07 bài là tác giả chính.

Hầu hết các bài báo đều tập trung vào hướng nghiên cứu là tổng hợp vật liệu xúc tác quang hoạt tính cao (vật liệu xúc tác quang là vật liệu xúc tác hoạt động dựa trên sự kích thích của ánh sáng) ứng dụng để xử lý (chủ yếu là phân huỷ) các chất ô nhiễm hữu cơ trong môi trường. Bên cạnh đó, có một vài bài báo liên quan đến việc sử dụng vật liệu xúc tác quang cho quá trình chuyển hoá CO2 (chất gây hiệu ứng nhà kính, hiện tượng ấm lên toàn cầu) thành nhiên liệu có giá trị (CH4 hoặc CH3OH) hoặc phân tách nước để tạo thành hydro (H2) là năng lượng sạch (Hydro thường được tạo thành từ quá trình điện phân nước – tốn kém điện).

4. TS. Phạm Tiến Đức

Khoa Hóa học

Công bố 14 bài báo ISI (09 bài Q1, 04 bài Q2 và 01 bài Q3), tổng IF> 45.0 trong đó 08 bài là tác giả chính. 01 bài báo được lựa chọn đăng trên trang bìa của tạp chí ISI-Q2 Electrophoresis.

Đặc biệt, trong số 14 bài báo ISI đã công bố, 12 bài ISI có sự đóng góp của các nghiên cứu sinh, cao học và sinh viên của khoa Hoá học do TS. Phạm Tiến Đức hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn.

Thành tích khác:

1.Hoàn thành xuất sắc đề tài chủ nhiệm Nafosted 104.05-2016.17.

2.Chủ biên 02 số đặc biệt của tạp chí quốc tế ISI (1 tạp chí Q1 và 1 tạp chí Q2).

3.Tham gia ban biên tập 1 tạp chí ISI – Q2.

5. PGS.TS. Mai Hồng Hạnh Khoa Vật lý

Năm 2020, nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Mai Hồng Hạnh đã công bố 11 bài báo ISI/Scopus Q1 (trong đó có 07 bài là tác giả chính, và 04 bài là đồng tác giả).

Hướng nghiên cứu chính của nhóm là thiết kế, chế tạo vật liệu và linh kiện tiên tiến định hướng ứng dụng trong y sinh, môi trường. Cụ thể là nhóm tập trung phát triển các cấu trúc micro/nano tiên tiến như các họ vật liệu nano oxit (ZnO, CuO) và nano kim loại (Ag, Au…)  định hướng ứng dụng trong cảm biến huỳnh quang sinh học, ứng dụng trong diệt khuẩn, diệt nấm mốc…. ; hay phát triển các vi laser sinh học ứng dụng trong cảm biến, trong các thử nghiệm in vitro, in vivo định hướng ứng dụng trong y sinh. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng hướng tới việc thiết kế, chế tạo các thiết bị quang học cầm tay nhỏ gọn, độ chính xác cao sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng trong phát hiện các độc tố trong môi trường.

Nhóm đã và đang chủ trì 05 đề tài trong đó 02 đề tài cấp nhà nước và 03 dự án quốc tế.

6. TS. Đặng Quang Khang

Khoa Địa chất

-Tham gia 03 bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế ISI/SCOPUS thuộc top 5% tạp chí uy tín trong lĩnh vực Địa kỹ thuật và Địa chất công trình.

-Đồng chủ biên 01 sách chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản Springer

-Tham gia 04 chương trong sách chuyên khảo được xuất bản bởi nhà xuất bản Springer

Các nghiên cứu của tác giả trong năm qua tập trung vào phát triển và ứng dụng các công nghệ đánh giá và giảm thiểu rủi ro tai biến trượt lở đất do mưa gây ra. Trong đó, động lực học khối trượt đã được mô hình hóa và phân tích để làm sáng tỏ cơ chế kích hoạt và vận động của khối trượt dựa trên các thông số địa kỹ thuật của đất từ kết quả thí nghiệm mô phỏng vật lý (thí nghiệm cắt vòng không thoát nước tải trọng động). Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế vận động của các khối trượt do mưa, từ đó có thể đề xuất các biện pháp cảnh báo sớm đối với các khu vực có nguy cơ tương tự, khoanh vùng được các khu vực có nguy cơ cao để có kế hoạch di tản, cũng như quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

7. TS.Nguyễn Thị Hồng Loan

Khoa Sinh học và PTNTĐ Công nghệ Enzym và Protein

Tập trung theo hướng nghiên cứu tạo ra các enzyme và protein tái tổ hợp có vai trò trong công nghệ thực phẩm, y dược; nghiên cứu vai trò của một số enzym trong cơ chế miễn dịch của tôm.

Năm 2020, tác giả đang triển khai nghiên cứu 01 đề tài cấp ĐHQGHN (chủ trì), 02 đề tài cấp nhà nước và 01 đề tài cấp ĐHQGHN (thành viên tham gia chính). Đã công bố: 02 Bằng giải pháp hữu ích được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ và 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành khoa học trong nước.

Trong đó, giải pháp hữu ích "Cơ chất peptide đặc hiệu để xác định hoạt độ proteaza HIV-1" đề cập đến cơ chất được thiết kế đặc hiệu với protease của HIV-1, cho phép xác định được hoạt độ của enzym, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu phát triển các thuốc ức chế protease HIV-1 trong nước. Quy trình tạo cơ chất theo Giải pháp hữu ích này cũng có thể áp dụng để tạo các cơ chất của các protease có tính đặc hiệu cơ chất cao khác.

8. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh Khoa Môi trường

Năm 2020, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh và các cộng sự tại Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất, Khoa Môi trường đã công bố 8 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, trong đó có 2 công trình trên các tạp chí trong top 5%. Các công trình khoa học gắn liền với nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất và trong lương thực, tận dụng phụ phẩm sinh khối để sản xuất các vật liệu và chế phẩm cải tạo đất. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã nghiệm thu 01 đề tài cấp ĐHQG, được chấp nhận 01 sở hữu trí tuệ về quy trình sản xuất than hoạt tính từ cây guột. Với phương châm “nghiên cứu vị nhân sinh”, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh đang tiếp tục triển khai các nghiên cứu có tính thực tiễn cao ví dụ: phân nhả chậm kiểm soát, vật liệu composite silica-biochar ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường.

9.

Nhóm nghiên cứu PGS.TS. Từ Bình Minh, PGS.TS. Trần Mạnh Trí và các cộng sự

Khoa Hóa học

Trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc TOP 5% theo lĩnh vực chuyên sâu.

Hướng nghiên cứu chính của nhóm là tập trung vào xây dựng các phương pháp phân tích chính xác đạt đến lượng vết (trace), siêu vết (super trace level) các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các hợp chất hữu cơ gây rối loại nội tiết (Endocrine disrupting chemicals) trên các thiết bị phân tích hiện đại. Các phương pháp tối ưu sau đó được áp dụng để phân tích, quan trắc và đánh giá sự phân bố của các nhóm hợp chất quan tâm trong các môi trường khác nhau như không khí, bụi, nước, đất, sediment và mẫu sinh học. Rủi ro phơi nhiễm các hóa chất này qua các con đường phơi nhiễm khác nhau cũng đã được nghiên cứu và ước lượng theo các nhóm lứa tuổi khác nhau đối với cư dân sống trong môi trường ô nhiễm. Các kết quả nghiên cứu của nhóm đều mới mẻ trên thế giới và chưa được quan tâm tại Việt Nam. Do đó, các công trình nghiên cứu của nhóm đều được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, đánh giá cao và trích dẫn.

Nhóm đã chủ trì thành công 2 đề tài cấp nhà nước và 1 đề tài cấp Bộ (đang thực hiện 2 đề tài cấp nhà nước).

10 PGS.TS. Trần Đình Trinh Khoa Hóa học và PTNTĐ Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh.

Năm 2020, PGS.TS. Trần Đình Trinh cùng các cộng sự đã công bố 9 bài báo quốc tế trong hệ thống ISI/Scopus, trong đó PGS là tác giả chính của 6 bài.

PGS cũng có 01 công trình có chỉ số trích dẫn cao (gần 40 lần trong 3 năm 2018-2020). Nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Trần Đình Trinh đứng đầu đã nghiên cứu đánh giá chất lượng không khí trong nhà và không khí xung quanh tại thành phố Hà Nội. Kết quả chỉ ra rằng: nhiều điểm trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm, đặc biệt bởi các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các các hạt bụi mịn (PM2,5), bụi nano có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động giao thông. Các hạt bụi mịn có nồng độ trong khoảng 60-190 µg/m3, vượt từ 1,2 đến 4 lần so với giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Để tìm hướng xử lý các chất ô nhiễm trong không khí, nhất là các chất VOCs, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công một số vật liệu tổ hợp, vật liệu lai hóa trên nền graphen và sử dụng làm vật liệu xúc tác hấp phụ. Các kết quả nghiên cứu ứng dụng ban đầu cho thấy, các vật liệu này cho phép tạo ra gốc tự do có khả năng xử lý các chất hữu cơ hiệu quả gấp 3 đến 5 lần so với gốc tự do thông thường như gốc hydroxyl. Chỉ khoảng 1 giờ sau xử lý, các chất hữu cơ bị loại bỏ gần như hoàn toàn. Các kết quả thu được sẽ là tiền đề để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển và ứng dụng các loại vật liệu này trong việc xử lý các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

 

----------

Nguồn: http://hus.vnu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-chung/truong-dai-hoc-khoa-hoc-tu-nhien-co-11-nha-khoa-hoc-duoc-khen-thuong-vi-co-thanh-tich-xuat-sac-72789.html#.YEOQILwxWyU