Đập là cơ sở hạ tầng được xây dựng để kiểm soát dòng chảy của sông và lưu trữ một lượng lớn nước trong các hồ hoặc hồ chứa nhân tạo.

Chúng không chỉ được sử dụng để cung cấp nước nông nghiệp và kiểm soát lũ lụt mà còn được sử dụng để sản xuất điện. Nước thoát ra từ các con đập chảy qua các tuabin, năng lượng cơ học được máy phát điện chuyển thành điện năng.

 

 

Kể từ khi xây dựng những con đập đầu tiên vào cuối thế kỷ 19, hàng nghìn trạm thủy điện đã được xây dựng trên khắp thế giới. Đông Nam Á không phải là ngoại lệ, với sông Mekong, Irrawaddy và Chao Phraya hùng vĩ nằm trong số các lưu vực sông đã thu hút sự chú ý của ngành thủy điện.

Lợi thế cạnh tranh của thủy điện so với nhiên liệu hóa thạch là lượng khí thải carbon của nó rất nhỏ, gần như bằng không. Điều này có nghĩa là thủy điện có thể giúp chúng ta thay thế, ít nhất một phần khí đốt, than đá và dầu mỏ mà nhiều quốc gia đang dựa vào. Hơn nữa, các con đập tồn tại trong nhiều thập kỷ và có chi phí vận hành thấp hơn, vì nước, nguồn năng lượng, là miễn phí. Và, nơi các con sông lớn gặp các hẻm núi dốc, rất nhiều điện được tạo ra.

Thế nhưng, các con đập cũng tác động tiêu cực đến môi trường. Chúng ngắt kết nối các phân đoạn sông, do đó hạn chế, và đôi khi làm dừng dòng chảy của phù sa và chất dinh dưỡng, huyết mạch của các con sông. Chúng cũng cản trở sự di cư của cá và làm thay đổi chế độ thủy văn tự nhiên.

Trong một số trường hợp, các hồ chứa nước làm ngập vĩnh viễn các khu vực rộng lớn vốn là nơi có các điểm nóng đa dạng sinh học và các cộng đồng bản địa.

Nói cách khác, có một cái giá tiềm ẩn mà cả môi trường và xã hội phải trả cho thủy điện. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều tổ chức chủ trương chống lại việc xây dựng các đập mới.

Vậy so sánh giữa lợi và hại, theo bạn các con đập có thể giúp chúng ta chống lại biến đổi khí hậu hay không?

Nguồn: Channel New Asia 

Vụ KHCN&HTQT

Nguồn: http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/lam-the-nao-cac-dap-thuy-dien-co-the-giup-cac-nuoc-asean-chong-lai-bien-doi-khi-hau.aspx