header background

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC HỌC THỦY KHÍ MÔI TRƯỜNG

17 Th04

PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh: Đừng chọn ngành học chỉ vì "sẽ có người nhà xin việc giúp”

PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, việc chọn ngành phải dựa trên sự cân đối giữa 3 yếu tố: năng lực, sở thích và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Xem chi tiết >>
16 Th04

Năm 2021, có khả năng xuất hiện 10-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới

Theo Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng, mùa bão năm 2021 có thể xuất hiện khoảng 10-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 6-7 cơn đi vào Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Xem chi tiết >>
08 Th04

Dự báo dòng chảy (lũ/kiệt) trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông

Khi việc sử dụng các số liệu vệ tinh trong dự báo khí tượng, thời tiết ngày càng phổ biến tuy nhiên nhiều lưu vực đang nằm trong tình trạng thiếu số liệu hoặc không có các trạm quan trắc mặt đất đã hạn chế khả năng dự báo khí tượng thủy văn. Bên cạnh đó, khi các hồ chứa trên lưu vực sông ngày càng được xây dựng nhiều hơn đã ảnh hưởng tới vấn đề dự báo dòng chảy của sông. Thực tế đó đã đặt ra một nhiệm vụ cấp bách trong việc xác lập phương pháp ứng dụng các công nghệ hiện đại, tích hợp các nguồn số liệu để dự báo thủy văn phục vụ quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông lớn trong điều kiện thiếu/không có tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và sự vận hành của các hồ chứa” - đó là phát biểu của PGS.TS Trần Ngọc Anh - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên kiêm Giám đốc Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (CEFD) thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ nhiệm nhiệm vụ Nghị định thư Việt Nam - Liên bang Nga “Xây dựng cơ sở phương pháp luận và công nghệ quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc về khí tượng thủy văn ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông” tại hội thảo “Phương pháp luận dự báo dòng chảy (lũ/kiệt) trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc, ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông” diễn ra ngày 2/4/2021.

Xem chi tiết >>
03 Th04

Hội thảo khoa học: Phương pháp luận dự báo dòng chảy (lũ/ kiệt) trong điều kiện thiếu/ không có số liệu quan trắc ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông

Chiều ngày 2/4/2021, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN đã diễn ra Hội thảo khoa học: “Phương pháp luận dự báo dòng chảy (lũ/ kiệt) trong điều kiện thiếu/ không có số liệu quan trắc, ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông”. Đây là chương trình hội thảo nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ Nghị định thư Việt Nam - Liên bang Nga “Xây dựng cơ sở phương pháp luận và công nghệ quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông trong điều kiện thiếu/không có số liệu quan trắc về khí tượng thủy văn ứng dụng cho lưu vực sông Mê Kông” mã số NĐT.58.RU/19 do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN là cơ quan chủ trì, PGS.TS. Trần Ngọc Anh - Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên kiêm Giám đốc Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường (CEFD) làm chủ nhiệm. 

Xem chi tiết >>
29 Th03

Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 24/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ- TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quyết định, Quy hoạch được thực hiện đối với các nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nguồn nước nội tỉnh trên phạm vi toàn quốc và bao gồm các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo quy định tại Điều 12 Luật Tài nguyên nước.
Xem chi tiết >>
24 Th03

Hội thảo khoa học “Động lực học ven bờ”

Việt Nam có một đường bờ biển dài và là quốc gia biển. Các vấn đề như phát triển kinh tế, du lịch, thu hút đầu tư,… trong khu vực ven biển Việt Nam hiện nay đang được chú trọng hơn bao giờ hết, một trong những cơ sở quan trọng để khai thác hiệu quả là có được kết quả khảo sát và nghiên cứu khoa học cho vùng ven bờ này. Với yêu cầu ngày càng lớn như vậy, ngày 24/3/2021, Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Động lực biển ven bờ” với sự tham gia của các chuyên gia như PGS.TS. Trần Ngọc Anh, PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn, PGS.TS. Trần Quang Đức, TS. Nguyễn Đức Tuấn, TS. Nguyễn Kim Cương và các cán bộ của phòng Nghiên cứu & Dịch vụ (NCDV). Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu trao đổi các phương pháp, kết quả nghiên cứu mới nhất về khu vực ven bờ được thực hiện gần đây ở trong và ngoài nước.

Xem chi tiết >>
23 Th03

THÔNG TIN BÁO CHÍ Về Ngày Khí tượng thế giới 23 - 3 - 2021 và các hoạt động hưởng ứng

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một Cơ quan chuyên ngành thuộc Liên Hợp quốc (UN) và là tiếng nói chính thức của UN về trạng thái khí quyển trái đất, sự tương tác của khí quyển với đại dương, khí hậu, phân bố nguồn nước. Tiền thân của WMO là Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) được thành lập vào năm 1873. Đến năm 1950, WMO được thành lập trên cơ sở Công ước về Tổ chức Khí tượng Thế giới, được ký ngày 11 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực vào ngày 23 tháng 3 năm 1950. Ngày 23 tháng 3 hàng năm được lựa chọn là Ngày Khí tượng thế giới. Các chủ đề được chọn cho Ngày Khí tượng Thế giới phản ánh các vấn đề thời tiết, khí hậu hoặc các vấn đề liên quan đến nước và nguồn nước. Đây là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước sự tác động của thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV).

Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2021 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề là “Đại dương, Thời tiết và Khí hậu của chúng ta”.

Xem chi tiết >>