Dự án "Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới"
Dự án "Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đồng Hới" có tổng mức đầu tư 38,8 triệu USD, vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 30 triệu USD, gồm 11 gói thầu, trong đó gói thầu tư vấn được thực hiện bởi Liên danhWitteveen+Bos Raadgevende ingenieurs B.V. và Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường.
Tên dự án/đề tài |
Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu Thành phố Đồng Hới |
Chủ đầu tư |
Ban Quản Lý Dự Án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Đồng Hới |
Thời gian thực hiện |
T2/2018 - T12/2021 |
Địa điểm thực hiện |
Đồng Hới |
Nguồn vốn |
ADB |
Mục tiêu |
- Điều tra thủy động lực học và hình thái của cửa sông Nhật Lệ và tiến hành đề xuất giải pháp hữu hiệu chống xói mòn, ổn định cửa sông; - Các giải pháp kỹ thuật phục hồi Đỉnh Đồn Ninh Ninh và các biện pháp phi cấu trúc để bảo vệ hệ thống cồn thông qua đào tạo và nhận thức của cộng đồng giữa các cơ quan chính quyền địa phương và người dân. Nội dung A (CEFD thực hiện): - Thu thập số liệu để có được một bộ dữ liệu tổng hợp về các dữ liệu về độ sâu, khí tượng thuỷ văn và thủy động lực và nồng độ trầm tích của cửa sông Nhật Lệ; - Tiến hành điều tra độ sâu để có được bản đồ độ sâu 1: 5000 cho hai cuộc điều tra vào mùa mưa và mùa kiệt trong khoảng 50 km2 quanh cửa sông Nhật Lệ. - Thực hiện các phép đo thủy động lực để có được một tập dữ liệu với các thông số của sóng, mực nước, dòng chảy của sông cũng như nồng độ rắn, phân bố hạt và tỷ lệ hạt. - Sử dụng mô hình toán học và phân tích thuỷ động lực để xác định chế độ thủy động lực của cửa sông Nhật Lệ và cơ chế vận chuyển trầm tích, hình thái của cửa và các bãi biển liền kề cho quy mô ngắn và dài hạn; đề xuất các giải pháp và những tác động dự kiến trong khu vực nghiên cứu và các sự kiện mực nước cực đại có tính đến các kịch bản tăng mực nước biển và kịch bản siêu bão để sử dụng cho việc phân vùng vùng bờ biển chống lại tác động của mực nước biển dâng và tác động của bão. Nội dung B: - Đánh giá hoàn cảnh tự nhiên ở khu vực ven biển để xác định việc bảo vệ cồn cát và các biện pháp khoanh vùng; - Đào tạo và nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách cung cấp chương trình đào tạo, tài liệu, bảng câu hỏi và hướng dẫn an toàn về sự cống cát cho công chúng; - Thực hiện cải tạo cồn cát sử dụng phương pháp xây dựng thân thiện với thiên nhiên. |
Ảnh nổi bật đề tài |
Tiến hành khảo sát thực địa Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu |
Trang cơ sở dữ liệu đề tài : sites.google.com/a/hus.edu.vn/adbdonghoi/home